Workshop Giao Lưu “Nước Mắm Việt”: Hành Trình Kết Nối Gourmet và Lịch Sử Ẩm Thực
Ngày 24/11 vừa qua, tại Trường Đại học Công thương TPHCM, sự kiện Giao lưu và Chia sẻ về câu chuyện nước mắm Việt đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng đầu bếp chuyên nghiệp và đam mê ẩm thực.

Buổi workshop do Hội đầu bếp chuyên nghiệp Saigon, Hội bánh chuyên nghiệp Saigon và Pastry Alliance tổ chức, với sự tài trợ đặc biệt từ nhãn hàng VeDan, đã quy tụ đông đảo Team Pastry Alliance Việt Nam, cùng nhiều gương mặt nổi tiếng như cô Trần Thị Hiền Minh, Chef Đào Thiện Minh, các đầu bếp hàng đầu khác và các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên Trường Đại học Công thương TPHCM.

Giảng viên Chef Nguyễn Hoàng Nghi không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn trình bày tuyệt phẩm ẩm thực như gỏi hải sản Thanh Long và lẩu thả. Từ công thức đến thực hành, anh đã hướng dẫn mỗi bước một cách tỉ mỉ, từ việc pha chế cho đến việc nêm gia vị nước mắm, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật không chỉ đẹp mắt mà còn gây ngạc nhiên bởi hương vị ngọt đậm đà.
Câu Chuyện Nước Mắm Việt
Cuộc hành trình không chỉ kể về nghệ thuật nấu ăn, mà còn mở ra câu chuyện sâu sắc về lịch sử nước mắm Việt. Từ thời kỳ La Mã với tên gọi Garum, nguyên liệu làm từ đầu cá và muối, nước mắm đã du nhập vào Việt Nam qua đường tơ lụa. Vào năm 1963, sau sáp nhập của vương quốc Chăm Pa vào Việt Nam, Garum trở thành “nước mắm” như chúng ta biết đến ngày nay.
Theo thời gian, nước mắm trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn Việt. Đến nay, hầu như mọi địa phương ven biển đều phát triển sản xuất nước mắm, từ những ngôi làng nhỏ đến những doanh nghiệp lớn. Từng bước nhỏ, từng giọt mắm đã đưa nước mắm Việt trở thành một sản phẩm giao thương quốc tế, góp phần làm nên tên tuổi của ẩm thực Việt Nam.

Buổi workshop không chỉ là nơi để học hỏi kỹ thuật nấu ăn mà còn là cơ hội để hiểu rõ hơn về văn hóa và lịch sử của loại gia vị quen thuộc này. Hương vị của nước mắm không chỉ làm đầy dạ và làm ngon miệng mà còn là câu chuyện của sự đa dạng và sáng tạo trong ẩm thực Việt Nam.

Như Thông - Thanh Nhàn